Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Lễ Khất Xảo - Thất tịch



在中国,农历七月初七的夜晚,天气温暖,草木飘香,这就是人们俗称的七夕节,也有人称之为“乞巧节”或“女儿节”,这是中国传统节日中最具浪漫色彩的一个节日,也是过去姑娘们最为重视的日子。


Ở Trung Quốc, đêm mùng 7 tháng 7 âm lịch, khí hậu ấm áp, cây cỏ hương thơm lan tỏa, chính là ngày Lễ Thất Tịch mà người đời thường gọi, cũng có người gọi là “Lễ Khất Xảo” hoặc “Lễ Nữ Nhi”, đây là một ngày lễ rất lãng mạn trong những ngày lễ truyền thống của Trung Quốc, cũng là ngày được các cô gái thời xưa coi trọng nhất.


  在晴朗的夏秋之夜,天上繁星闪耀,一道白茫茫的银河横贯南北,争河的东西两岸,各有一颗闪亮的星星,隔河相望,遥遥相对,那就是牵牛星和织女星。


Đêm chớm thu quang đãng, muôn vàn ánh sao lấp lánh trên cao, một dải ngân hà mênh mông băng ngang từ nam sang bắc, con sông chia cắt hai bờ Đông Tây, mỗi bên có một ngôi sao sáng lấp lánh, nhìn về phía con sông ngăn cách, xa xa đối nhau, đó là hai ngôi sao Khiên Ngưu và sao Chức Nữ.


七夕坐看牵牛织女星,是民间的习俗,相传,在每年的这个夜晚,是天上织女与牛郎在鹊桥相会之时。织女是一个美丽聪明、心灵手巧的仙女,凡间的妇女便在这一天晚上向她乞求智慧和巧艺,也少不了向她求赐美满姻缘,所以七月初七也被称为乞巧节。


Đêm Thất Tịch ngồi ngắm sao Khiên Ngưu – Chức Nữ, là tập tục dân gian, tương truyền, vào đêm này hằng năm là thời điểm Chức Nữ và Ngưu Lang gặp nhau ở cầu Ô Thước trên trời. Chức Nữ là một tiên nữ xinh đẹp, thông minh, khéo léo, người phụ nữ trên thế gian muốn đêm hôm ấy cầu xin bà ban cho trí tuệ và sự khéo léo, cũng không ít người cầu bà ban cho nhân duyên mỹ mãn, nên mùng 7 tháng 7 được gọi là “ lễ Khất Xảo” (Khất Xảo: cầu xin sự khéo léo giỏi giang, tốt đẹp)


  人们传说在七夕的夜晚,抬头可以看到牛郎织女的银河相会,或在瓜果架下可偷听到两人在天上相会时的脉脉情话。


Người ta nói rằng vào đêm Thất Tịch, ngẩng đầu nhìn lên có thể thấy được cuộc gặp gỡ của Ngưu Lang – Chức Nữ ở Ngân Hà, hoặc dưới giàn trái cây có thể trộm nghe được những lời nói tình cảm trao nhau của hai người họ lúc gặp nhau.


  女孩们在这个充满浪漫气息的晚上,对着天空的朗朗明月,摆上时令瓜果,朝天祭拜,乞求天上的女神能赋予她们聪慧的心灵和灵巧的双手,让自己的针织女红技法娴熟,更乞求爱情婚姻的姻缘巧配。过去婚姻对于女性来说是决定一生幸福与否的终身大事,所以,世间无数的有情男女都会在这个晚上,夜静人深时刻,对着星空祈祷自己的姻缘美满。


Các cô gái trong bầu không khí lãng mạn của đêm này, nhìn lên ánh trăng sáng trên bầu trời, bày hoa quả, nhìn lên trời cúng bái, cầu xin nữ thần ban cho họ trí tuệ và đôi tay khéo léo, khiến cho mình thuần thục công việc thêu thùa, và càng mong muốn có được mối lương duyên tốt đẹp. Hôn nhân ngày xưa đối với người phụ nữ là một việc đại sự quyết định hạnh phúc cả đời, cho nên, nhiều đôi nam nữ trên thế gian vào đêm này, luôn chìm mình vào trong đêm tối, hướng về ngôi sao trên trời mà cầu nguyện mối nhân duyên tốt đẹp cho mình.

(Sưu tầm - nguồn: http://www.vietgle.vn/diendan/showthread.php/8855-Le-That-Tich)

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2009

Bay cao...



Cho tôi và các con trai của tôi.

Con yêu,
Cha con chúng ta đã từng lục tung cả chợ để tìm một bông hoa vừa ý để tặng mẹ các con nhân ngày 8 tháng 3. Cha con chúng ta cũng đã lặn lội trong bưng sâu rồi một đứa nâng niu bó hoa mua tím hái dọc đường và một đứa vui mừng hái trộm một cành sen hồng dưới đìa chạy vội về tặng cho mẹ.
Các con vẫn thường hỏi ta có thích hoa gì, muốn được tặng hoa gì. Ta đã trả lời là hoa nào các con tặng ta đều thích, nhưng thật lòng ta vẫn thích nhất loài hoa dành riêng cho đàn ông: Hoa Thiên Điểu.

Hoa Thiên Điểu mang dáng vóc của Thiên Đường Điểu, loài chim vương giả của New Guinea. Hoa Thiên Điểu thường mọc từng cành riêng lẽ, vươn cao lên bầu trời cho nên hoa tượng trưng cho sự tự do và tương lai tươi sáng, đối với nghệ thuật cắm hoa thì thường được dùng để thể hiện sự bay bổng, thăng hoa, tạo cảm giác vươn tới và có thể ở cả ba vị trí Thiên, Địa, Nhân (nguồn: http://www.temviet.com/forums/archive/index.php?t-713.html). Chính vẽ ngoài mạnh mẽ của hoa và ý nghĩa của việc bay bổng, tự do.. mà hoa đặc biệt dùng tặng cho đàn ông (nguồn: http://flowersmaisontrang.blogspot.com/2007/11/thin-iu.html)


Có thể người ta nghĩ rằng đàn ông là những người mạnh mẽ, thích bay bổng, thích tự do, không chịu ràng buộc - ta thấy ta cũng thuộc type ấy, chỉ trừ ta không mạnh khỏe - giống những cánh chim trời nên mới dùng Hoa Thiên Điểu để tặng cho chăng?


Thực ra tên chính xác của nó là Hoa Thiên Đường Điểu (The bird-of-paradise) - là các cánh chim đến từ Thiên Đường đấy. Những cánh hoa như cánh chim lộng lẫy - tự mang trong mình vẽ vương giả cao quý, luôn vươn mình về bầu trời xanh như khát vọng trở lại Eden. Do thế đối với ta chúng luôn luôn đại diện cho thứ mà loài người đã từng bị cấm lấy ở Eden: "quả táo" tri thức. Các cánh hoa Thiên Đường Điểu luôn luôn là nỗi khát khao tìm hiểu thông tin của ta, mong muốn mở rộng kiến thức của mình, tham lam trong kho kiến thức đồ sộ của nhân loại. Các cánh hoa Thiên Đường Điểu cũng là một nỗi niềm của ta: chúng tượng trưng cho những thứ, những mong ước mà ta đã không đạt được trong cuộc đời này - như một Thiên đường đã mất - như một cành hoa Thiên Đường Điểu... chưa một lần ta được tặng.

Ta muốn các con hiểu ý nghĩa của Hoa Thiên Đường Điểu và mong rằng ngày nào đó các con lớn khôn sẽ bay cao, bay xa - mạnh mẽ, khỏe khoắn, vững chãi và sẽ đạt được những gì mà các con mong muốn, như các cánh Thiên Đường Điểu trở lại được thiên đường của mình, hỡi hai cánh Thiên Đường Điểu bé nhỏ của ta...

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2009

Lươn om hoa chuối

Tôi vốn dĩ ít ăn cay, nhưng khi quen được mấy đứa em ở Bình Định, đi ăn nhậu chung riết rồi thì cũng quen ăn cơm phải có ớt.
Nghĩ cũng thiệt lạ, ở Miền Trung mùa hè nắng đổ lửa, nhưng bữa cơm không bao giờ thiếu ớt. Thằng em tôi nói là "ớt thơm cho bớt tanh vị cá - ớt cay để nhắm mắt lùa cơm cho hết cay, nhờ vậy mới ăn được cơm khi thiếu thức ăn"... Tôi không biết có phải vậy không nhưng hiện nay khi ăn cơm đã thấy nhạt nhẽo khi thiếu ớt. Tự dưng vị cay nồng lại trở thành thứ thích thú - cứ như một trò chơi càng hồi hợp thì càng kích thích vậy.

Một trong những món ăn cay nồng thú vị mà tôi muốn giới thiệu đến các bạn kỳ này đó là món Lươn om hoa chuối. Món ăn này cầu kỳ ở chổ chế biến lươn, chứ khi xong rồi thì om... "dễ òm hà". Món này tôi ăn trong bữa tiệc của gia đình đứa em nhân lúc mẹ và ông vào SG có việc, bà cô đã nấu món này - theo em tôi nói là món đốc chiêu của bà - để đãi cho bọn phàm ăn lạ xứ. Tuy nhiên khi về nhà tôi lại phải gia giảm gia vị một ít để không quá cay, cho vợ và các con tôi có thể ăn được.


Nguyên liệu:
500gr lươn loại to
300gr hoa chuối bào mỏng
3 quả chuối chát
1 muỗng canh tỏi bằm,
1 muỗng canh sả bằm
1 muỗng canh bột nghệ
Ớt trái loại nhỏ cỡ 15 - 20 trái
Rau om, ngò gai, hạt nêm, nước mắm, đường.

Cách làm:
Chuối chát xắt khoanh tròn, ngâm nước muối cho khỏi thâm.
Hoa chuối bào rửa sạch, để ráo.
Rau om, ngò gai rửa sạch, xắt nhuyễn.
Ớt trái rửa sạch, để ráo, bổ dọc, bỏ hết hạt, bỏ cuống.
Lươn làm sạch, rút xương bằng cách dùng dao sắc xẻ dọc theo xương sống bên trong bụng lươn để lấy bỏ đoạn xương sống.
Lươn cắt khúc dài hơn quả ớt một chút, có thể cắt khúc xong mới lóc xương cho dễ.
Ướp lươn với bột nghệ, sả, tỏi hạt nêm cho thấm gia vị khoảng 20 phút.
Lấy từng miếng lươn đã lóc xương cho quả ớt vào giữa, dùng lạt hoặc dây nilon (dây PP) cột lại.
Lấy chảo đổ dầu, phi thơm tỏi, cho lươn vào chiên chín. Cho thêm chút nước xâm xấp lươn để om, om bằng nước dừa tươi càng ngon.
Om khoảng 30 phút nêm nếm vừa ăn và cho tiếp hoa chuối, chuối chát vào, om tiếp 10 phút nữa là được.
Cho món om ra tô, rắc rau om, ngò gai lên, dùng nóng với cơm - hoặc bày trên dĩa inox trên bếp gas mini để ăn nóng.


Món này ăn nóng trong mùa lạnh thì thật tuyệt, nhưng như thế cũng rất phí hoài một món ngon. Tôi thấy tuyệt nhất là dùng cho khai vị của một buổi nhậu, dùng bánh đa nướng để xúc ăn kèm, vị ngọt của lươn sẽ hòa với cái sần sật của hoa chuối, bùi bùi của chuối chát - cho vào miệng thì thoang thoảng trong mùi thơm của ngò om, của xả, nghệ là mùi thơm của mè. Cắn một miếng - nghe "rốp" của tiếng bánh đa vỡ vụn làm tan thịt lươn ngọt lịm hòa vào vị cay của ớt... chảy cả nước mắt nước mũi.

Nâng ly mời bạn một chung rượu - nếu được rượu Bàu đá thì càng tuyệt - bảo đảm là tình thâm giao càng thêm thắt chặt...