Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2008

Phố thị ngày buồn




Lời của đứa con lỗi lầm, lìa xứ, ly quê...

Lâu lắm rồi mới trở về quê, bước chân lang thang trên từng ngõ phố cũ – cũ nhưng giờ quá xa lạ. Bây giờ thì tìm mãi cả thành phố mới được một khu phố còn thân quen, may mắn là vì nó ở một cái hóc xa xôi, giao thông cách trở nên không ai nhòm tới. Phố đó là dãy phố có ngôi nhà nhỏ của gia đình tôi đó.

Nhớ hồi đó tôi và lũ bạn thường chạy vào các khu vườn chơi trốn tìm, leo cây tìm trái. Các cây mận, cây ổi đến giờ nhìn thấy tôi về còn run rẩy trước gió, sợ từng cái níu cành, sợ từng nhát dao chặt chạc ba đem về làm giàn ná. Nấn ná với phố hồi lâu, lang thang thăm hỏi vài người bạn cũ, tôi quay gót về nhà, chợt nghe như phố thở dài lên tiếng: “Lại một người nữa bước chân ra đi …

Lặng thầm nhìn lại phố, phố vẫn im lặng, ánh đèn vàng mới mở trong chiều như con mắt của phốìn một đứa con xa xứ lạc bước giang hồ về quê cũ. Nhớ hồi rời quê lên SG học Đại học, háo hức, hớn hở vì lần đầu tiên được đi xa nhà dài ngày, được lên SG, được hoà mình vào môi trường mới… Bao điều mới trước mắt làm người ra đi không nghe được tiếng thở dài của phố:

Lại một người nữa bưc chân ra đi,
Để lại khoảng trống mãi chơi vơi giữa phố nghèo

Đi học xa nhà, những tháng đầu còn nhớ quê, dần dần thì bị cuốn vào lối sống thành thị. Hối hả, vội vàng trong học tập, làm việc, sống, yêu và ghét... thế rồi đứa con tỉnh lẻ đã dần dần thành người thành thị – quên dần phố xưa. Phố thì vẫn thế, vẫn ngóng chờ những đa con đi xa nhưng my đa ra đi quay về với phố, bỏ lại khu phố cũ với những đôi mắt ngóng chờ con mỗi buổi chiều về.

Ngồi nghe ta thấy trăm năm c đá buồn,
Chiều theo ngõ vắng khát khao mây gió lên



Hôm nay đi công tác, tiện ghé về quê thăm lại bà con hàng xóm. Ngồi nghe bà dì tôi nói chuyện mà tưng như nghe tiếng của phố rầm rì trò chuyện:

“Thằng Tư nó đi vưt biên, đền giờ vẫn chưa nghe tin tức, chắc mất xác trong bụng cá rồi. Cái thằng khéo tay, hồi xưa nó chuyên làm giàn ná, làm diều cho tụi bây chơi.
Con Tám nó lấy chồng xa xứ, về đâu tuốt miệt U Minh. Mười mấy năm nay đâu có về quê. Hồi đó tụi bây ngắt bông chơi trò đám cưới, cứ bắt nó làm cô dâu, giờ thì.. là dâu xa xứ rồi.
Còn thằng Năm, con Sáu cũng bỏ quê lên Sài gòn làm công nhân, xong rồi tụi nó lập gia đình ở trển. Sanh con đẻ cái cũng nuôi ở trển. Năm thì mười họa mới thấy xẹt về một chút rồi đi...
Con Hai, con Chín đứa lấy chồng Đài Loan, đứa bỏ xứ qua Campuchia... Lớp tuổi của con... nó đi hết rồi con à...

Quê giờ ngó đi ngó lại... toàn lớp người lớn tuổi, già hết rồi. Răng cỏ không có nên trái ổi, trái xoài cũng kệ cho dơi cho chuột nó gặm, hơi sc đâu mà hái, hái cũng có ăn đưc bao nhiêu đâu! ới này giờ con nít thành của hiếm, thành con cháu chung của cả xóm, vậy nên giữ nó như giữ ngọc, đâu cho nó leo trèo, đâu cho giăng nắng dầm mưa... Cho nên vưn tược nó mới um tùm vậy đó chớ...”

Rồi mai nghe phố vắng chân ai về,
T
a đàn chim đã đến non cao quên cánh đồng
Tự
dưng muốn khóc ngó quanh chỗ vẫn ngồi,
C
òn lạ
i nơi đó li đi cỏ hoang



Tôi ngồi lặng nghe tâm sự, nhưng sao PHỐ không nhắc đến mình? Mình đưc cho đi ăn học, tốt nghiệp thì bỏ cả xứ mà đi. Dù rằng quê nhà nuôi lớn từ nhỏ…, dù rằng UBND tỉnh cũng trợ cấp học bổng cho đi học…, dù rằng ở phố cũ còn những người thân…, dù rằng từng ngõ, từng đưng đầy ắp những kỹ niệm... nhưng mình vẫn bỏ quê mà đi....

Viện cớ vùng quê xa xôi, mình còn muốn phấn đấu thêm nữa, học lên nữa để ở lại Sài Gòn. Nhưng hai mươi my năm qua mình học thêm cái gì ngoài mảnh bằng tốt nghiệp năm đó.

Cũng mượn cớ ở Sài Gòn dễ tìm công việc phù hợp với ngành đã được học, vậy mà chỉ làm đưc năm năm thì mình cũng chuyển nghề.

ợn cớ là ở Sài Gòn dễ tìm đưc người bạn đời phù hợp với mình, cuối cùng cũng phải nhờ mai mối về quê lấy vợ... Đưa vợ lên Sài Gòn cùng sống, hai ba năm mới về được một hai ngày ...

Biết rằng “Đường không tự có – chỉ do nhiều ngưi đi thì mới thành đưng đó thôi”, nhưng sao mình không làm ngưi bưc đi, không trở về cùng quê cũ. Và cũng biết bao đa con cũng như mình bỏ quê mà đi… Không trở về thì quê cũ vẫn như xưa, vẫn là một vùng quê nông nghiệp – vẫn là một vùng “không có công việc phù hợp với chuyên môn”. Và lại là cớ cho bao nhiêu đứa con nữa bỏ xứ ra đi.

eh oh eh có khi ngõ về quá xa
eh oh eh có khi lòng ng
ưi đã xa

Khuya hôm nay trời trở gió bấc, tôi lặng lẽ ra bến xe quay về Sài Gòn, lòng vẫn nghe ray rứt mãi với phố... Có lẽ ngõ về không xa... có lẽ lòng ngưi đã xa... Đêm gió về, phố thị nghe mãi còn buồn... Phố thị sao vẫn còn buồn....



1 nhận xét: